Ép cọc bê tông là gì? Tầm quan trọng khi ép cọc cho nhà ở

Với những ai đang có nhu cầu xây dựng nhà ở / bất kỳ công trình nào chắc hẳn đã nghe đến ép cọc bê tông là gì?

Nhưng để hiểu rõ về vai trò của việc ép cọc bê tông nhà ở thì không phải ai cũng biết hoặc có thể bạn không quan tâm về vấn đề này?!

Tuy nhiên, nếu bạn muốn công trình nhà ở của mình vững chắc theo thời gian thì bạn phải hiểu rõ về ép cọc bê tông cũng như các lưu ý quan trọng để có thể quan sát Đơn vị xây dựng tốt nhất!

Và bây giờ, chúng ta hãy bắt đầu ngay nhé!

Ép cọc bê tông là gì?

Đầu tiên, bạn phải hiểu về cọc bê tông trước khi đi sâu vào các vấn đề chính nhé!

Cọc bê tông là gì?

Cọc bê tông – loại cọc được cấu thành từ bê tông và lõi thép với kích thước dài từ 6-20m (và hơn thế nữa), có tiết diện là hình: tam giác, vuông, tròn, chữ nhật, chữ T… Đặc biệt, tiết diện vuông được ưa chuộng nhất trong xây dựng và có thể chế tạo trực tiếp ngay tại công trường. 

Cọc bê tông cốt thép là vật liệu không thể thiếu trong các công trình xây dựng có tác dụng chống sụt lún công trình.

Vì đặc tính của bê tông và lõi thép có hệ số giãn nở tương đương nhau, nên dễ dàng thích ứng trong mọi điều kiện môi trường và vẫn đảm bảo chất lượng tốt nhất. Trong đó:

  • Bê tông có khả năng chống các tác động từ hóa học trong môi trường => bảo vệ lõi cốt thép.
  • Cốt thép sẽ định vị bê tông không bị nứt vỡ trước tác động từ bên ngoài => đem lại độ bền vững chắc theo thời gian.

Vậy, ép cọc bê tông là gì? 

Hiểu đơn giản là quá trình sử dụng các loại máy móc chuyên dụng như: Máy tải, máy bán tải, máy neo, robot… để nén cọc bê tông xuống sâu các lớp đất.

Đây chính là phương pháp thi công tốt nhất, đảm bảo sự vững chắc cho công trình sau nhiều năm sử dụng.

Các loại máy ép cọc bê tông thông dụng hiện nay

Vì sao cần phải ép cọc bê tông cho nhà ở?

Có rất nhiều công trình bị sụt lún, thậm chí đổ sập chỉ sau một thời gian ngắn đưa vào sử dụng. Đó là vì trong quá trình thi công móng không đảm bảo, sai quy trình hoặc làm cẩu thả…, vì sao lại có hiện tượng này? 

Hầu hết những công trình này không gia cố phần móng chắc chắn vì ép cọc sai kỹ thuật hoặc ép cọc “sơ sài” để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành. 

Và nếu không có cọc bê tông thì công trình của bạn không thể “đứng vững” và nhanh chóng hư hại ngay sau đó. 

Vai trò của ép cọc bê tông là truyền tải trọng từ phí trên công trình tác động xuống bề mặt đất bên dưới và xung quanh. 

Do đó, tất cả công trình muốn bền vững lâu dài phải thực hiện bước đóng hạ những cây cọc lớn xuống sâu các lớp đất sẽ tăng chịu tải trọng lớn cho móng.

Bạn đã hiểu được vì sao nên ép cọc bê tông là gì chưa? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu các tiêu chuẩn khi ép cọc ngay phần tiếp theo nhé!

Độ sâu tiêu chuẩn khi ép cọc bê tông

Hầu hết các công trình xây dựng ở Việt Nam sẽ quy về 3 dạng địa chất phổ biến: Đất pha cát, đất ruộng và đất liền thổ.

Tùy theo tính chất của từng loại đất mà chúng ta sẽ sử dụng loại cọc phù hợp và ép ở độ sâu khác nhau: 

  • Với đất pha cát: Tính chất loại đất này khá giống với đất ruộng và độ kém bền tương đương, nhưng độ lún của đất này không nhiều như đất ruộng. Do đó, khi ép cọc bê tông cũng cần độ sâu ít nhất từ 10 – 20 m. 
  • Với đất ruộng: Vì có độ lún cao nên độ sâu khi ép cọc tối thiểu cọc là 10 – 25m (tùy từng loại cọc).
  • Với đất liền thổ: Đặc tính của loại đất này ít khi sụt lún hay nứt vì là đất ở sử dụng lâu năm. Vì vậy, có thể ép cọc xuống độ sâu 5 – 15m (dùng máy neo) => sau đó tiếp tục ép xuống độ sâu 10 – 20m (tùy từng loại cọc).

Những lưu ý trong quá trình ép cọc bê tông

Để quá trình thi công ép cọc bê tông đúng quy trình và đem lại kết quả tốt nhất, các nhà thầu phải lưu ý các vấn đề sau: 

  • Đánh dấu vị trí tim cọc và ép cọc để đảm bảo độ chính xác cao khi thi công, tránh lệch hoặc vỡ cọc.
  • Cần ép cọc liên tục cho đến khi phần cọc còn lại trên mặt đất chỉ khoảng 60-80cm thì dừng lại. 
  • Nếu độ sâu ép cọc chưa đạt tiêu chuẩn, thì có thể nối cọc và tiếp tục ép cho đến khi đạt yêu cầu. 
  • Khi nối cọc phải kiểm tra thật kỹ chiều dài, chiều cao, kỹ thuật đường hàn đúng kỹ thuật.
  • Khoảng cách tối thiểu giữa các tim cọc phải lớn hơn hoặc bằng 0,75 – 2,5 lần so với đường kính hoặc chiều rộng cọc.
  • Khoảng cách tối đa  giữa các cọc là 6D
  • Đơn vị thi công cần đo lường sao cho khoảng cách giữa các cọc ép bê tông phải bằng nhau để tăng khả năng chịu lực tốt nhất.

TDC1 đã giúp bạn hiểu rõ về ép cọc bê tông là gì, cũng như các thông tin hữu ích về ép cọc bê tông trong bài viết này. Để được tư vấn về dịch vụ ép cọc bê tông cũng như chi phí cụ thể, quý khách vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẨN BÊ TÔNG LY TÂM THỦ ĐỨC 1

Văn phòng: Lầu 1, HUD Building, số 159 Điện Biên Phủ, phường 15, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 028 3514 1129 – Fax: 028 3514 1130

Nhà máy: Số 234, Đường ĐT 747, Kp Tân Lương, P.Thạnh phước, TX Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Hotline 027 4362 9126 – Fax: 027 4362 9125

Email: info@betongthuduc1.com