Biện pháp thi công ép cọc bê tông cốt thép tiêu chuẩn
Hiểu rõ các biện pháp thi công ép cọc bê tông cốt thép sẽ giúp các nhà thầu và chủ đầu tư lựa chọn được các phương pháp thi công tốt nhất nhằm đảm bảo độ bền vững và kiên cố cho công trình khi đưa vào sử dụng.
Trong bài viết hôm nay, TDC1 sẽ giúp bạn hiểu thêm về biện pháp thi công ép cọc của chúng tôi nhé!
Biện pháp thi công ép cọc bê tông cốt thép chuẩn kỹ thuật
Chuẩn bị mặt bằng thi công
Đơn vị xây dựng cần đảm bảo các yếu tố về mặt bằng thi công sau:
- Vạch sẵn đường tâm trên cọc bê tông để khi ép cọc dễ dàng cân chỉnh.
- Bố trí khu vực xếp cọc bê tông tại nơi riêng, đường đi đến nơi ép cọc phải bằng phẳng.
- Loại bỏ tất cả sản phẩm cọc bê tông không đạt yêu cầu kỹ thuật. Cần nhanh chóng thay thế theo số lượng tương ứng.
- Chuẩn bị các báo cáo kỹ thuật, điền đầy đủ thông tin của công tác khảo để dễ dàng giám sát quá trình thi công.
Chuẩn bị bản vẽ thi công ép cọc tiêu chuẩn
Các đơn vị xây dựng phải chuẩn bị sẵn bản vẽ biện pháp thi công ép cọc bê tông cốt thép chi tiết về phương pháp và các thông số kỹ thuật trước khi thực hiện.
Các dự án như nhà ở, trường học, công ty, khách sạn… sẽ sử dụng loại cọc bê tông với kích thước tương ứng, nên bản vẽ thi công ép cọc sẽ khác nhau.
Trong đó, một vài bản vẽ biện pháp thi công phổ biến có thể kể đến là: Sơ đồ khóm cọc, sơ đồ chạy dài hay sơ đồ ruộng cọc…
Lựa chọn thiết bị trong biện pháp thi công ép cọc
Chuẩn bị thiết bị ép cọc bê tông phải có chứng chỉ kiểm định, được sản xuất theo tiêu chuẩn và được các cơ quan thẩm quyền chứng nhận.
Đối với các thiết bị ép cọc bằng hệ kích thuỷ lực phải ghi rõ các đặc tính kỹ thuật sau:
- Áp lực và lưu lượng bơm dầu lớn nhất.
- Phiếu kiểm định chất lượng từ cơ quan có thẩm quyền về: Van chịu áp và đồng hồ đo áp lực đầu.
Thiết bị trong biện pháp thi công ép cọc khi đưa vào sử dụng phải đảm bảo các tiêu chí sau:
- Lực ép của máy móc phải chịu được tác dụng đúng dọc trục cọc khi ép đỉnh.
- Đồng hồ đo áp lực phải tương thích với khoảng lực đo.
- Lực ép lớn nhất của thiết bị phải > 1.4 lần lực ép lớn nhất.
Chuẩn bị đội ngũ công nhân
Để tiến hành biện pháp thi công ép cọc bê tông cốt thép cho một công trình, các đơn vị xây dựng phải đảm bảo một đội ngũ công nhân lớn trực chiến tại công trường.
Bên cạnh đó, phải trang bị đầy đủ thiết bị lao động theo quy định để đảm bảo an toàn nhất định cho nhân công trong suốt quá trình thi công.
Quy trình thi công ép cọc bê tông cốt thép
Bước 1: Ép đoạn cọc đầu tiên
- Tiến hành ép cọc C1 đầu tiên: Cẩu dựng cọc vào giá ép => điều chỉnh trục cọc thẳng đứng và mũi cọc vào đúng vị trí thiết kế.
- Dựng lắp đoạn cọc C1 cẩn thận và đảm bảo trục của C1 trùng với được trục của kích đi qua vị trí cọc.
- Đầu trên của C1 phải được gắn chắc chắn vào thanh định hướng của khung máy.
Ghi chú: Nếu thiết bị không có thanh định hướng, thì phải đảm bảo đáy kích phải có thanh định hướng.
Bước 2: Tiến hành ép cọc đến độ sâu thiết kế
- Ép đoạn cọc C1 xuống độ sâu nhất định theo bản thiết kế.
- Lắp nối và tiến hành ép các đoạn cọc bê tông trung gian C2. Và phải đảm bảo hai đầu của đoạn C2 thật bằng phẳng.
- Lắp đoạn C2 vào điểm ép cọc và căn chỉnh sao cho đường trục C2 trùng với đường trục C1 và trục kích. Sử dụng ni-vô để kiểm tra độ thẳng đứng của cọc ép trước và sau khi hàn.
- Tạo một lực ép lên cọc sao cho áp lực gây ra ở mặt tiếp xúc là 3 – 4 kg/cm2 rồi mới bắt đầu hàn nối cọc theo bản thiết kế.
Tiến hành biện pháp thi công ép cọc bê tông cốt thép đoạn C2:
- Nên tăng dần lực nén để các máy ép có đủ thời gian tạo lực kháng của đất ở mũi cọc và lực ép thắng lực ma sát để cọc chuyển động.
- Thời điểm đưa đoạn cọc C2 xuống lòng đất thì vận tốc không được vượt quá 1 cm/s.
- Khi đoạn C2 đã chuyển động đều, điều chỉnh vận tốc lên 2 cm/s.
- Khi lực nén tăng đột ngột đồng nghĩa mũi cọc đã đụng vào lớp đất cứng. Cần giảm tốc độ nén để cọc từ từ xuyên vào.
Đồng thời, các công nhân phải thường xuyên kiểm tra các dị vật để nhanh chóng xử lý và duy trì lực ép không được vượt quá giá trị cho phép.
Bước 3: Thực hiện thi công ép cọc đoạn cuối cùng
Khi thực hiện biện pháp thi công ép cọc bê tông cốt thép cuối cùng – đoạn thứ 4 thì:
- Đầu tiên, sử dụng cẩu dựng đoạn cọc lõi chụp vào đầu cọc.
- Tiếp tục thực hiện ép lõi cọc đến khi đầu cọc cắm xuống độ sâu thiết kế.
Bước 4: Hoàn tất công đoạn
Sau khi hoàn tất ép cọc ở bước 3, điều chỉnh trượt hệ giá ép trên khung đế di chuyển đến vị trí sau để tiến hành ép tiếp. Khi ép cọc bê tông trên móng thứ nhất, đưa cần trục cẩu dàn đế 2 vào hố móng 2.
Khi đã ép xong một móng, tiến hành di chuyển cả hệ khung ép đến dàn đế 2 (đã được di chuyển trước hố móng 2) thì bắt đầu cẩu đối trọng từ dàn đến 1 đến dàn đế 2.
Lời kết
Trên đây là biện pháp thi công ép cọc bê tông cốt thép tiêu chuẩn của TDC1, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về biện pháp thi công ép cọc để t áp dụng cho công trình của mình.
Nếu còn bất kỳ những thắc mắc chưa rõ về quy trình ép cọc bê tông, hãy bình luận bên dưới để TDC1 nhanh chóng giải đáp nhé!