Các loại máy ép cọc bê tông thông dụng hiện nay

Sử dụng biện pháp ép cọc bê tông trở nên thông dụng trong nhiều công trình xây dựng hiện nay. Để thực hiện tốt khâu thi công này, không chỉ đòi hỏi đội ngũ nhân công chuyên nghiệp mà cần đến sự trợ giúp của các thiết bị chuyên dụng, và không thể không nhắc đến các loại máy móc ép cọc bê tông. 

Hiện có bao nhiêu loại máy ép cọc hiện nay, hãy đọc bài của TDC1 để tìm hiểu rõ hơn nhé!  

Tiêu chí chọn máy ép cọc bê tông

1. Trọng lực ép của máy

Lực ép của máy có vai trò lớn trong việc đưa cọc đi sâu đúng theo bản vẽ thiết kế và đạt được chất lượng tốt hơn. Trong đó, lực ép của máy phải lớn hơn hoặc bằng tổng sức kháng tức thời của móng công trình. Và còn rất nhiều bộ phận máy móc mà chủ thầu/ chủ đầu tư cần kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả sử dụng. 

2. Hồ sơ kiểm định máy móc

Mỗi máy ép cọc đều phải có một hồ sơ kiểm định máy móc riêng, trong đó sẽ thể hiện các thông số kỹ thuật,tên máy,  đời máy, xuất Xứ, các tính năng của máy,…

3. Loại máy phù hợp theo công trình

Để chọn được một dòng máy ép cọc bê tông chất lượng, chủ thầu phải tìm hiểu rõ về phương pháp ép cọc cho công trình sẽ thi công. 

Tùy vào diện tích, quy mô xây dựng công trình mà chọn loại cọc bê tông cốt thép có độ dài, tiết diện cũng như phương pháp ép cọc khác nhau để đảm bảo chất lượng đúng với bản vẽ thiết kế. Do đó, chủ thầu cần chọn loại máy ép cọc sao cho phù hợp. 

Ví dụ: Nếu áp dụng phương pháp ép tải thì sử dụng máy ép tải sắt / tải bê tông. Với phương pháp ép cọc neo thì nên chọn máy máy ép cọc bê tông neo thủy lực sẽ phù hợp hơn.

3 Loại máy ép cọc bê tông phổ biến

1. Dàn cơ (Máy ép neo, máy ép tải)

Đây là dàn máy ép cọc bê tông được sử dụng phổ biến trong quá trình thi công nền móng nhà ở. Phương pháp này sẽ sử dụng máy ép thủy lực để nén các cọc neo vào sâu trong lòng đất.

Một máy ép Neo đảm bảo tiêu chuẩn sẽ gồm các bộ phận:  

  • Bộ neo để khoan, bộ chia.
  • Con nguồn đầu bò có chức năng quay neo.
  • Đầm để ép cọc.
  • Máy nổ hoặc đầu cơ giới.
  • 2 Ben xi lanh.
  • 2 Vip ne để giữ neo và con cẩu. 

Loại máy ép cọc bê tông này được sử dụng phổ biến nhất trong các công trình xây dựng tại Việt Nam. Máy ép tải có thể thi công với đa dạng tiết diện, kích thước cọc bê tông vì máy chỉ sử dụng đối trọng chính là tải thép hoặc tải bê tông.

2. Xe đào búa rung

Xe đào búa rung được dùng trong thi công các dự án cọc về năng lượng mặt trời, các dự án kè, thủy lợi, cầu đường… để xử lý nền đất yếu. Người ta thường sử dụng máy búa rung điện thủy lực đem lại độ chính xác cao và khỏe hơn rất nhiều. 

Dựa trên nguyên lý hoạt động, máy búa rung được chia thành 2 loại:

  1. Búa xung kích:

Loại búa này sử dụng phần rung động để tạo lực tác động lớn lên đầu búa, do đó lực đóng cọc chủ yếu là lực xung kích. Không chỉ giúp hạ cọc chuẩn xác, búa xung kích còn được dùng để nhỏ các cọc thép hình, cọc ván thép… 

  1. Búa rung thuần túy: 

Là loại búa chỉ tạo lực rung thuần túy tác động lên đầu búa và truyền xuống đầu cọc. Hiện nay, búa rung có 2 loại là:

  • Rung kiểu nối mềm (V45 của Trung Quốc và VPP2, VPP4 của Liên Xô cũ), được thiết kế dành riêng để đóng các loại cọc có lực cản nhỏ (với chiều dài đến 20m) như cọc thép hình hay cọc ván thép.
  • Rung kiểu nối cứng, được dùng để đóng cọc / ống bê tông xuống đất nền yếu.   

3. Máy ép cọc bê tông Robot

Robot thì thuận tiện cho việc thi công các dự án có mặt bằng lớn như: Chung cư, nhà xưởng, nhà máy khu dân cư, nhà cao tầng, thấp tầng, các dự án mà số lượng cọc nhiều. Điểm mạnh là thi công nhanh, có thể đẩy tiến độ. điểm yếu là điều kiện mặt bằng phải thật sự tốt do tải trọng lớn, khoảng không rộng và không ép được cọc dương trên mặt đất.

Các loại máy ép cọc bê tông Robot tự vận hành đang trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho công trình thi công trọng điểm hiện nay. Chúng được ưa chuộng nhiều về năng suất làm việc cao và còn đảm bảo an toàn tốt.

Lực ép của máy tầm 120 tấn đến 420 tấn, dễ dàng ép được các loại cọc tròn và vuông có kích thước từ 200×200 mm – 400×400 mm.

Thêm vào đó, máy ép cọc bê tông Robot được trang bị nhiều tính năng tiên tiến, sử dụng công nghệ mới để vận hành nên hạn chế rủi ro, sai sót cũng như điều khiển nhanh chóng khi thi công. 

Việc đưa máy ép cọc Robot vào vận hành sẽ rút ngắn thời gian thi công gấp 2 – 3 lần so với các dòng máy ép trên. Với những công trình có diện tích tầm 3000m2 thì thời gian hoàn thành chỉ mất 5-7 ngày. Với các công trình có quy mô lớn từ 10 nghìn m2 thì sẽ mất khoảng 20 ngày.

Vì tính năng hiện đại, vận hành nhanh chóng và đảm bảo hiệu quả/chất lượng công trình, nên máy ép cọc bê tông Robot có giá bán khá cao, các chủ thầu nên tìm hiểu thật kỹ sản phẩm trước khi mua. 

Lời kết

Các loại máy ép cọc bê tông cực kỳ đa dạng, giúp chủ thầu cũng như chủ đầu tư có thêm nhiều sự lựa chọn phù hợp để giúp cho quá trình thi công xây dựng công trình của mình đảm bảo tiến độ và chất lượng hơn. 

TDC1 là đơn vị chuyên thi công ép cọc uy tín tại TPHCM, Quý khách cần được tư vấn để hiểu rõ hơn hãy liên hệ qua thông tin bên dưới để được giải đáp nhanh nhất:

CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG LY TÂM THỦ ĐỨC 1

Địa chỉ: Số 234, Đường ĐT 747, Kp Tân Lương, P. Thạnh Phước, TX Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Điện thoại: 027 4362 9126 – Fax: 027 4362 9125

Email: info@betongthuduc1.com – Web: www.betongthuduc1.vn