[Giải‌ ‌đáp]‌ ‌Có‌ ‌nên‌ ‌ép‌ ‌cọc‌ ‌bê‌ ‌tông‌ ‌cốt‌ ‌thép‌ ‌cho‌ ‌công‌ ‌trình?‌ ‌

Với những người lần đầu tiên xây nhà hoặc mới tìm hiểu về ngành xây dựng thường hay thắc mắc về vấn đề có nên ép cọc bê tông cho công trình hay không?

TDC1 sẽ giải đáp chi tiết xoay quanh vấn đề này trong bài viết dưới đây. Chúng ta cùng bắt đầu ngay nhé! 

Có nên ép cọc bê tông cốt thép?

Trước tình hình dân số tăng mạnh trong những năm gần đây, dẫn đến nhu cầu về sự phát triển đô thị và nhà ở cũng tăng không kém. Đặc biệt là các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội, TPHCM hay Đà Nẵng, với lượng công trình “mọc” lên ồ ạt.

Do đó, để sở hữu một công trình không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ cao mà phải vững chắc theo thời gian thì chủ đầu tư phải lựa chọn những đơn vị thi công nhà ở uy tín. Đồng thời, chú trọng đến công nghệ ép cọc bê tông tiên tiến ngày nay – đóng vai trò giúp công trình được hoàn thiện nhanh chóng và an toàn hơn. 

robot ép cọc bê tông

Để trả lời cho câu hỏi: Có nên ép cọc cho công trình? TDC1 xin giải đáp cụ thể sau:

  • Hầu hết mọi công trình sử dụng tại Việt Nam cũng như các nước tiên tiến trên thế giới đều thực hiện quy trình ép cọc bê tông tiêu chuẩn.
  • Lợi ích của việc ép cọc bê tông mang lại cho công trình rất nhiều như: Tiết kiệm thời gian, giảm thiểu các tác động xấu đến xung quanh, đảm bảo công trình bền vững và đẹp mắt. Đặc biệt, tối ưu rất nhiều chi phí cho các chủ đầu tư. 

Nếu bạn đã hiểu rõ về tầm quan trọng của ép cọc bê tông, TDC1 sẽ tiếp tục giải đáp các vấn đề xoay quanh việc ép cọc cho công trình trong các phần bên dưới:

Trường hợp nào nên ép cọc bê tông?

Các trường hợp dưới đây phù hợp với kỹ thuật ép cọc bê tông tiên tiến:

  • Xây dựng nhà phố có hầm sâu hoặc nhà phố từ 5 tầng trở lên.
  • Biệt thự có tầng hầm hoặc có 3 tầng trở lên.
  • Văn phòng, nhà hàng, khách sạn có tầng hầm hoặc trên 5 tầng.
  • Nhà kho, nhà xưởng được xây trên đất nền hơi yếu, bắt buộc phải dùng cọc bê tông để phần móng chắc chắn hơn. 
  • Nhà ở có 1-2 tầng, nhưng được lên kế hoạch sẽ nâng thêm tầng trong tương lai. 
  • Các dự án công trình muốn duy trì nền móng vững chắc trong tương lai dài. 

Trường hợp nào không được thi công cọc ép bê tông?

Có một số trường hợp sau đây không được áp dụng kỹ thuật ép cọc bê tông:

Công trình nhà cao tầng trên nền đất yếu

Những công trình nhà ở, chung cư, biệt thự… được xây dựng trên đất nền yếu, đất nền không chân thì không nên tiến hành ép cọc. 

Công trình nhà cao tầng trên nền đất cứng

Trong trường hợp này sẽ chia ra 2 tình huống sau: 

  • Thứ nhất, với những công trình xây dựng trên đất nền cứng nguyên thủy chưa qua san lấp với tải trọng cao thì sẽ tiến hành khoan nhồi hoặc khoan dẫn trước khi thi công. 
  • Thứ hai, nền đất cứng đã qua san lấp sẽ rất khó nhận biết có thể ép cọc được hay không. Kiến trúc sư sẽ dựa vào độ sâu của tầng sàn để quyết định có nên ép cọc bê tông hay không. Nếu tầng sàn có độ sâu nhỏ, sẽ tiến hành đào đến tầng đất cứng rồi sử dụng các phương pháp làm nền móng phù hợp. 

Yêu cầu khi ép cọc bê tông

Đối với đoạn ép cọc

  • Hàn 2 bên của thép cọc vào suốt chiều cao vành thép nối.
  • Yêu cầu vành thép nối phải thẳng. 
  • Hai đầu đoạn cọc khi tiếp xúc phải có độ khít chặt với nhau. 
  • Kích thước các bản mã phải ≥ 4mm và đúng với thiết kế ban đầu.  
  • Nối trục đoạn cọc trùng với phương nén.
  • Kiểm tra kích thước đường hàn nối cọc và 4 mặt cọc so với thiết kế. 
  • Chiều dài đường hàn trên mỗi mặt cọc không < 10cm.

Đối với thiết bị / máy móc ép cọc

  • Lực ép danh định lớn nhất của máy ép không < 1,4 lần so với lực ép lớn nhất.
  • Pép max phải đúng theo bản vẽ thiết kế. 
  • Lực nén của kích phải tác động lên dọc của trục cọc. 
  • Chuyển động của pittông kích phải đều, yêu cầu người thực hiện phải khống chế được tốc độ ép.
  • Đồng hồ đo áp lực phải phù hợp với khoảng lực đo.
  • Thiết bị ép cọc phải đảm bảo các quy định an toàn lao động.
  • Giá trị đo áp lực lớn nhất của đồng hồ so với áp lực đo khi ép cọc không > 2 lần.
  • Phải làm chủ toàn bộ tốc độ ép xuyên suốt quá trình thi công. 

Ưu – nhược điểm khi tiến hành ép cọc bê tông cho công trình 

Ưu điểm khi ép cọc bê tông

Để đưa ra quyết định có nên ép cọc bê tông hay không thì bạn cần xem xét qua các lợi ích sau:

  • Thúc đẩy hiệu quả làm việc, không gây ồn hay ảnh hưởng đến các công trình khác. 
  • Giảm thiểu các rủi ro trong quá trình thi công.
  • Khả năng kiểm tra chất lượng tốt hơn qua từng đoạn cọc được ép chặt xuống nền đất. Kiến trúc sư dễ dàng xác định mức chịu tải của cọc qua lực ép cuối cùng. 

Nhược điểm khi ép cọc bê tông

Nhược điểm duy nhất đối với phương pháp ép cọc bê tông chính là không áp dụng được cho những công trình có tải trọng lớn hoặc chất đất xấu phải xuyên quá dày. 

Lời kết

Công ty Cổ Phần Bê tông Ly Tâm Thủ Đức (TDC1) là “cái tên” uy tín trong lĩnh vực thi công ép cọc – xây dựng nhà ở tại TPHCM, được rất nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Để được tư vấn về dịch vụ thi công ép cọc chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 028 3514 1129 – nhân viên sẽ nhanh chóng hỗ trợ!