Khoảng cách tối thiểu để ép cọc đối với nhà xây chen là bao nhiêu?

Ép cọc là một trong những công đoạn bắt buộc phải thực hiện khi xây dựng công trình, nhằm đảm bảo nền móng luôn chắc chắn, mang lại sự an toàn cao nhất cho người sử dụng.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa biết rõ khoảng cách tối thiểu để ép cọc đối với nhà xây chen bao nhiêu là hợp lý trong thi công. TDC1 sẽ giải đáp chi tiết cho bạn trong bài viết này nhé!

Ép cọc có ảnh hưởng đến các công trình xung quanh?

Đối với những công trình nhà xây lâu năm hay nhà cấp 4 mới xây với nền móng băng, đà kiềng hay cừ tràm sẽ không bị tác động nhiều. Vì phần lớn hiện nay, các chủ thầu sẽ sử dụng phương án đào móng cọc cho các công trình xây dựng trong khu vực liên kề. 

Tuy nhiên, có những trường hợp khi tiến hành ép cọc sẽ chịu ảnh hưởng gồm:

  • Những công trình quá cũ, không xây dựng nền móng kiên cố, đã xuất hiện dấu hiệu nứt vỡ. Việc sử dụng máy khoan khi ép cọc sẽ tạo ra độ rung mạnh ảnh hưởng đến công trình bên cạnh gây nứt tường, xẻ tường.
  • Nền đất yếu, thiếu độ tơi xốp nên xảy ra hiện tượng trồi đất khi ép móng cọc từ công trình bên cạnh. Và khi đất bị trồi sẽ dồn sang hố đào khiến phần móng nhà không vững chắc dẫn đến tình trạng nứt tường và sụt lún. 

Khoảng cách tối thiểu để ép cọc đối với nhà xây chen tiêu chuẩn

Hiện nay, có 2 phương pháp ép cọc phổ biến được áp dụng cho công trình nhà phố gồm: 

Khoảng cách ép cọc tải sắt đối với nhà xây chen

Nếu lựa chọn phương pháp ép cọc tải sắt, cần đảm bảo mặt bằng thi công tối thiểu là 3,7 m – 4 m.

Những vị trí có mặt bằng hẹp thì quá trình xây dựng sẽ không hề dễ dàng vì mất nhiều thời gian thi công. Trong trường hợp các công trình xung quanh đã xuống cấp sẽ tác động lớn đến chất lượng công trình, thậm chí không thể thi công. 

Khoảng cách ép cọc Neo đối với nhà xây chen

Phương pháp này sẽ đòi hỏi khoảng cách tối thiểu để ép cọc đối với nhà xây chen nhỏ hơn so với ép cọc tải sắt, tối thiểu là 2,5 m.

Quy định xử phạt khi đào móng làm nứt công trình xung quanh

Trong quá trình thi công, bất kỳ tổ chức / cá nhân nào gây ra những tác động ảnh hưởng đến công trình lân cận như sụt lún hoặc nứt tường sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 15 Nghị định 180/2007/NĐ-CP.

Trong trường hợp này, đơn vị xây dựng phải ngừng thi công ngay để chịu trách nhiệm pháp lý:

  • Việc bồi thường thiệt hại sẽ do bên thiệt hại và chủ đầu tư thỏa thuận với nhau. Nếu không thoả thuận được, bên thiệt hại có quyền khởi tố chủ đầu tư. 
  • Chỉ khi 2 bên đã thỏa thuận việc bồi thường thiệt hại thì mới tiếp tục xây dựng công trình.  

1. Xử phạt hành chính

Những trường hợp ép cọc làm mỏng gây sụt lún hoặc nứt tường nhà liền kề sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP.

Xử phạt hành chính đối với cá nhân / thi công gây ảnh hưởng đến công trình lân cận nhưng không gây nguy hại đến tính mạng. Nếu 2 bên không thỏa thuận bồi thường theo luật dân sự.

Nội dung khoản 3 như sau:

  1. a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng – 5.000.000 đồng với công trình nhà ở riêng lẻ tại nông thôn.  
  2. b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng – 20.000.000 đồng với công trình nhà ở riêng lẻ tại đô thị.
  3. c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng với công trình nhà ở có yêu cầu lập bản báo cáo kinh tế và kỹ thuật trong xây dựng.  

2. Bồi thường dân sự

Nếu chủ thầu và bên bị hại không thỏa thuận được điều khoản bồi thường, sẽ áp dụng quy định điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định này. Chủ đầu tư / nhà thầu phải khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại.

Về quy định bồi thường thiệt hại sẽ áp dụng theo khoản 11 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP.

  • Hai bên sẽ thỏa thuận việc bồi thường thiệt hại. Nếu không thống nhất với nhau, sự việc sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật.
  • Chủ đầu tư phải dừng thi công nếu ép móng cọc dẫn đến nguy cơ sụp đổ nhà ở lân cận. Đồng thời, phải tiến hành di dời người nhà và tài sản của họ đến nơi an toàn. Mọi chi phí sinh hoạt của bên bị hại thì chủ thầu / đầu tư phải chịu hoàn toàn. 
  • Công trình xây dựng chỉ được phép tiếp tục hoàn thành khi cả 2 bên đạt được thỏa thuận khoản bồi thường thiệt hại. 

Lời kết

Thông qua bài viết trên, chắc hẳn bạn cũng nắm rõ tầm quan trọng trong việc tính toán khoảng cách tối thiểu để ép cọc đối với nhà xây chen trước khi thi công để tránh mắc phải các sai sót không mong muốn.

Các chủ thầu, kỹ sư phải khảo sát địa điểm (đất nền và các công trình lân cận) để xác định phương pháp thi công phù hợp nhất. Đồng thời, cần thông báo trước đến các chủ nhà lân cận để đưa ra các phương án bồi thường tốt nhất khi xảy ra thiệt hại.

Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị xây dựng nhà ở uy tín tại TPHCM, vui lòng liên hệ TDC1 ngay để được kiến trúc sư tư vấn đề các gói dịch vụ cũng như giải pháp thi công tốt nhất cho công trình của bạn nhé!

CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG LY TÂM THỦ ĐỨC 1 (VPĐD)

Địa chỉ: 159 Điện Biên Phủ, Phường 15, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3514 1129