Quy trình triển khai công tác thi công ép cọc nền móng

Để đảm bảo nền móng của một công trình vững chắc, nhất định phải có một biện pháp thi công phù hợp. Ép cọc (cọc Bê tông cốt thép, cọc ly tâm, cọc thép, …) là một khâu hoàn thiện cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ công trình xây dựng nào, vì chúng mang lại tính bền vững lâu dài. 

Hiểu rõ bản vẽ biện pháp thi công ép cọc (cọc Bê tông cốt thép, cọc ly tâm, cọc thép, …) sẽ giúp Chủ đầu tư, nhà thầu, TVGS xác định được phương án thực thi tốt nhất cho công trình của mình. Đó là lý do bạn nên bài viết dưới đây:

Biện pháp thi công ép cọc bê tông tại TDC1

1. Bản vẽ thi công

Trước khi tiến hành thi công, Bản vẽ Thiết kế được Chủ đầu tư, TVGS phê duyệt. Trên cơ sở đó Nhà thầu dựa trên thiết kế để sản xuất cọc và thi công. Trong quá trình thực hiện có sự giám sát của Tư vấn giám sát.

robot ép cọc bê tông

3 Hình thức bản vẽ biện pháp thi công ép cọc bê tông thông dụng hiện nay: 

a. Sơ đồ ruộng cọc

Với sơ đồ ruộng cọc, khi thi công sẽ đóng ở 2 bên theo hàng đều nhau. Với ruộng cọc lớn thì người thợ nên phân thành các khu vực để đóng. Bản vẽ thi công theo sơ đồ ruộng cọc sẽ phù hợp để gia cố nền hoặc khi đóng những cọc dưới móng bè.

b. Sơ đồ khóm cọc

Với bản vẽ biện pháp thi công ép cọc bê tông, thứ tự cọc sẽ được đóng từ giữa ra xung quanh. Trong trường hợp đóng ngược từ ngoài vào trong thì phần lớp đất ở giữa sẽ bị nén rất chặt khiến cho việc đóng các cọc còn lại cực kỳ khó khăn. Bản vẽ khóm cọc sẽ phù hợp khi đóng cọc trong các móng trụ cầu và dưới móng cột độc lập.

c. Sơ đồ chạy dài

Sơ đồ chạy dài thường được dùng để đóng cọc có chiều dài lớn dưới những móng băng liên tục như khách sạn, trường học, chung cư… với số lượng khoảng một hoặc vài hàng cọc chạy dài song song.

2. Chuẩn bị mặt bằng thi công

Việc chuẩn bị mặt bằng tốt sẽ giúp cho quá trình thi công ép cọc bê tông dễ dàng hơn. Cần đảm bảo mặt bằng khô ráo, không bị ngập nước đảm bảo cho việc tập hợp máy móc, thiết bị thi công an toàn.

Đối với những công trình có bề mặt khó như nhà ở, chung cư thì chủ đầu tư nên thuê một đơn vị phá dỡ chuyên nghiệp để thi công phá công trình và thực hiện múc móng theo đúng kỹ thuật yêu cầu. 

Lưu ý: Nếu công trình có nước, bắt buộc đơn vị thi công phải hút nước và đổ cát đầy bề mặt để đảm bảo sự khô ráo nhất định, giúp cho quá trình ép cọc bê tông an toàn chất lượng và đúng tiến độ. 

3.  Chuẩn bị vật tư, máy móc

Nhà thầu phải chuẩn bị đầy đủ thiết bị máy móc, vật tư để không gây trở ngại nếu bị thiếu trong suốt thời gian thi công. Hơn nữa, các loại máy móc phải có giấy tờ chứng nhận rõ ràng nhằm đảm bảo tính an toàn khi thi công. 

Các vật tư được đưa vào nơi thi công phải được kiểm tra chi tiết xem cọc có sai kích thước hoặc bị vỡ hay không. Đồng thời, cần tập kết các vật tư và cọc bê tông gần chỗ thi công để tiện cho việc máy móc dễ lấy vật liệu.

4. Tổ chức đội ngũ công nhân thực thi

Một điều dễ nhận thấy nhất là quá trình ép cọc bê tông diễn ra có chuyên nghiệp, nhanh chóng và chất lượng hay không còn liên quan đến đội ngũ công nhân thực thi. Các nhà thầu cần đảm bảo đủ số lượng nhân công/công trình sao cho phù hợp. 

Thêm vào đó, đội ngũ nhân công cần trang bị các thiết bị bảo hộ lao động như: Nón bảo hộ, áo lưới phát quang, giày bảo hộ, dây đai, găng tay bảo hộ… để đảm bảo vấn đề an toàn cho tính mạng và giúp họ tập trung tốt vào công việc. 

Đặc biệt, trong suốt quá trình thi công ép cọc bê tông, các công nhân phải duy trình tinh thần nỗ lực và có trách nhiệm cao để có thể đạt được kết quả tốt nhất và thúc đẩy quá trình làm việc nhanh hơn. 

5. Tiến hành ép cọc bê tông

Để đảm bảo thi công diễn ra theo đúng bản vẽ thỏa thuận ban đầu, chủ thầu cần bắn tim cốt cho bên ép cọc để họ có thể ép đúng vị trí cọc mà bên thầu giao. Vì nếu chỉ làm theo cảm tính thì các vị trí cọc sẽ không cân đối, dẫn đến lệch nhau khiến cho công trình không chất lượng như mong muốn. 

Hơn nữa, trong quá trình ép cọc, các công nhân phải điều chỉnh cọc theo phương thẳng đứng và thành hàng đều nhau.

Với những công trình thi công cần ép nhiều hơn 2 đốt cọc, thì cần tiến hành hàn 4 mặt cọc sau khi trồng cây cọc thứ 2. Điều này đảm bảo lực ép dồn đều lên 2 mặt cọc. 

Nhà thầu hoặc các kỹ sư cần kiểm tra đồng hồ liên tục để đảm bảo lực ép dồn xuống đúng kỹ thuật, cũng như tránh tình trạng thiếu hoặc thừa cọc. 

Với những công trình dân dụng, chủ thầu có thể tiến hành ép thử cọc để đo đạc tải tấn có giống trong bản vẽ hay không và có thể tổ hợp cọc ép đại trà. Ngược lại, những công trình dự án thường thử tĩnh 2 tim đến 3 tim cọc để tính toán và xác định khối lượng cọc phù hợp cho công trình. Thời gian thử sẽ kéo dài từ 5-7 ngày. 

Lời kết

Như TDC1 đã chia sẻ, chúng ta cũng thấy quy trình ép cọc bê tông cực kỳ phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật cùng tính trách nhiệm cao. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhà thầu/kỹ sư ép cọc chuyên nghiệp thì hãy liên hệ TDC1 – Đơn vị thi công ép cọc bê tông hàng đầu TPHCM để được tư vấn chi tiết nhé!

CÔNG TY CỔ PHẨN BÊ TÔNG LY TÂM THỦ ĐỨC 1

Văn phòng : Lầu 1, HUD Building, số 159 Điện Biên Phủ, phường 15, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

 028 3514 1129 – Fax: 028 3514 1130

 Nhà máy: Số 234, Đường ĐT 747, Kp Tân Lương, P.Thạnh phước, TX Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

 027 4362 9126 – Fax: 027 4362 9125

 info@betongthuduc1.com