Tiêu chuẩn nghiệm thu cọc bê tông ly tâm mới nhất
Nắm rõ tiêu chuẩn nghiệm thu cọc bê tông ly tâm trong thi công sẽ giúp các nhà thầu và chủ đầu tư ước lượng được khả năng chịu tải trọng của sản phẩm và đảm bảo chất lượng cọc như độ an toàn trong quá trình sử dụng.
Vì sao cọc bê tông ly tâm được ưa chuộng nhất hiện nay?
Trước sự tăng trưởng mạnh mẽ của các khu đô thị, lượng dân cư… dẫn đến sự gia tăng “đáng sợ” về nhu cầu nhà ở.
Cũng vì thế mà công nghệ sản xuất bê tông cấu kiện đòi hỏi sự khắt khe và phải nâng cấp tốt hơn để đáp ứng tốt cho nhu cầu này.
Trong đó, dòng sản phẩm cọc bê tông ly tâm được nhiều chủ đầu tư lựa chọn vì sở hữu nhiều đặc tính vượt trội, chống chọi tốt trước các điều kiện thời tiết đem lại độ bền tuyệt vời so với các sản phẩm cọc bê tông thông thường.
Phân loại cọc bê tông ly tâm trên thị trường
Dựa theo hình dạng và kích thước đường kính ngoài
- Phân loại theo hình dạng cọc:
- Cọc thân đốt (NPH).
- Cọc ly tâm thân thẳng (PHC) và (PC).
- Phân loại theo đường kính ngoài:
Sản phẩm cọc bê tông ly tâm sẽ được phân thành các loại theo thứ tự lớn > nhỏ: 1200, 1100, 1000, 900, 800, 700, 600, 500, 450, 400, 350, 300…
Dựa theo chỉ tiêu chất lượng cơ lý
- Phân loại theo khả năng bền cát và giá trị ứng suất hữu hiệu tính toán:
- Cọc bê tông ly tâm PHC được chia thành 4 loại cấp tải gồm: A, AB, B, C.
- Cọc bê tông ly tâm NODULAR cường độ cao được chia thành 3 loại cấp tải gồm: A, B và C.
- Phân loại theo giá trị mômen uốn nứt:
Cọc bê tông ly tâm PC uốn lực trước được chia thành 4 loại cấp tải gồm: A, AB, B, C. Trong đó:
- Cấp tải A có mômen uốn nứt, có khả năng chịu nén > 24.5 kN.m.
- Cấp tải AB có mômen uốn nứt, có khả năng chịu nén> 30 kN.m.
- Cấp tải B có giá trị là 34.3kN.m.
- Cấp tải C là 39.2kN.m.
Dựa theo chủng loại và mã ký hiệu sản phẩm
- Cọc bê tông ly tâm (PC):
Loại cọc bê tông này được sản xuất bằng phương pháp quay ly tâm với khả năng chịu nén không nhỏ hơn B40.
- Cọc bê tông ly tâm dự ứng lực (PHC) và (NPH) cường độ cao:
Loại cọc bê tông cường độ cao này có khả năng chịu nén không nhỏ hơn B602.
Tiêu chuẩn nghiệm thu cọc bê tông ly tâm
Tiêu chuẩn nghiệm thu
TCVN 7888 năm 2014 đã quy định tiêu chuẩn nghiệm thu cọc bê tông ly tâm: “Nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về sản phẩm cọc bê tông của mình trước khi đưa ra thị trường”.
Cụ thể:
- Các vật liệu sử dụng trong sản xuất bê tông ly tâm phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật tiêu chuẩn cũng như các yêu cầu bổ sung của thiết kế.
- Tùy theo từng loại công trình mà quy định mác bê tông sẽ thay đổi theo 2 phương án là: Bê tông mác 100 – Bê tông mác 150 trở lên.
- Bề mặt sản phẩm bê tông phải có độ ẩm theo quy định bảo dưỡng TCVN 5592 năm 1991.
- Toàn bộ quá trình kiểm tra sản phẩm bê tông trước khi xuất khẩu gồm: Các tính chất hỗn hợp bê tông đã đông cứng, quy trình sản xuất và kiểm tra vật liệu, thiết bị.
Để cọc ly tâm đạt tiêu chuẩn nghiệm thu cần được kiểm tra khắt khe về chất lượng cũng như cường độ chịu lực.
Lưu ý: Có một vài chỉ số sai lệch có thể chấp nhận được trong quá trình kiểm tra. Tuy nhiên, chỉ số này không được vượt qua các tiêu chuẩn đã được quy định của nhà nước.
Tiêu chuẩn về hồ sơ nghiệm thu
Hồ sơ nghiệm thu tiêu chuẩn về cọc bê tông ly tâm sẽ gồm các quy định sau:
- Chứng chỉ đánh giá chất lượng cọc bê tông.
- Chứng chỉ về nguyên vật liệu sản xuất gồm: Chứng chỉ chất lượng thép các loại, chứng chỉ xi măng, cốt liệu, nước và phụ gia (nếu có).
- Chứng chỉ đánh giá chất lượng ngoại quan có đính kèm sản phẩm bị lỗi trong phạm vi cho phép. Cùng với biên bản sửa chữa ngoại quan (nếu có).
- Chứng chỉ về độ bền uốn nứt thân cọc của sản phẩm được kiểm định bởi phòng thí nghiệm được cấp phép của ngành xây dựng.
- Chứng chỉ về các chỉ tiêu: Khả năng bền cắt thân cọc, độ bền uốn gãy, độ bền uốn mối nối chỉ được triển khai khi có yêu cầu thiết kế của khách hàng…
Hy vọng những chia sẻ về tiêu chuẩn nghiệm thu cọc bê tông ly tâm trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về những quy định cần đảm bảo khi tiến hành thi công cọc công trình. Để được tư vấn, báo giá về dịch vụ đóng cọc bê tông ly tâm – hãy liên hệ TDC1 ngay nhé!