Hướng dẫn tính toán sức chịu tải của cọc theo đất nền chuẩn nhất

Tính toán sức chịu tải của cọc theo đất nền sẽ giúp chủ thầu ước tính được phương pháp xây dựng phù hợp với công trình. 

Từng loại cọc sẽ có ưu – nhược khác nhau mà ứng dụng vào từng vị trí, thời gian để mang lại lợi ích riêng biệt. Đặc biệt khi xây dựng nền móng công trình, kỹ sư phải nghiên cứu và tính toán khả năng chịu tải của cọc để tránh phạm sai lầm trong quá trình thi công. 

Nếu bạn còn mơ hồ trong vấn đề này, bài viết của TDC1 sẽ giải đáp chi tiết mọi thông tin về sức chịu tải cọc theo đất nền ngay sau đây.

Sức chịu tải cọc theo đất nền là gì?

Sức chịu tải của cọc theo đất nền là khả năng chịu lực của toàn bộ công trình. Yếu tố này sẽ phụ thuộc phần lớn vào chất liệu cọc và đất nền thi công – được xem xét rất kỹ lưỡng vì có tác động lớn vào công trình xây dựng về sau. 

Đất nền cứng sẽ có khả năng chịu lực, góp phần xây dựng kết cấu bền vững và mang lại hiệu quả sử dụng cao hơn so với đất nền yếu. Nếu thi công trên nền đất yếu, chủ đầu phải cân nhắc thật kỹ và lựa chọn biện pháp phù hợp nhằm tránh tình trạng sụt lún công trình khi đưa vào sử dụng.

Vì sao phải tính toán sức chịu tải của cọc theo đất nền?

Việc tính toán sức chịu tải của cọc theo đất nền sẽ giúp kỹ sư xác định được phương pháp thi công ép cọc tốt nhất để giúp công trình luôn có độ vững chắc và an toàn về sau. Thêm vào đó, đây còn là tiền đề giúp chủ thầu dễ dàng chọn được loại cọc phù hợp, xác định số lượng cọc cũng như bố trí cọc chính xác khi xây dựng nền móng. 

Để tính toán chính xác, kỹ sư phải dựa vào các số liệu thực tế (đã được đo lường cẩn thận) mới có thể tính toán số liệu chính xác nhất trước khi bắt tay vào xây dựng công trình. 

Các loại sức chịu tải cọc theo đất nền phổ biến hiện nay

Trên thị trường có rất nhiều loại cọc đa dạng cho ra sức chịu tải khác nhau, giúp gia chủ dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với công trình của mình. Một vài loại cọc ép bê tông được sử dụng phổ biến hiện nay: 

  • Các loại cọc 300×300: Khả năng chịu tải rơi vào khoảng 70 – 150 tấn. Vì chúng có kích thước lớn và tải trọng nặng nên cần sử dụng máy tải và robot hỗ trợ trong quá trình vận chuyển, bố trí cọc…
  • Các loại cọc 250×250: Khả năng chịu tải dao động tầm 60 – 90 tấn, phù hợp với những công trình vừa và nhỏ như nhà ở dân dụng, nhà phố…

2 Cách tính toán sức chịu tải của cọc theo đất nền tiêu chuẩn

Để tính toán chính xác mức độ chịu tải của cọc theo đất nền, bạn có thể áp dụng theo 2 cách đơn giản sau: 

1. Tính toán theo vật liệu

Tùy vào từng vật liệu cấu tạo nên cọc ép sẽ ảnh hưởng đến chất lượng khi sử dụng cho công trình. Dưới đây là công thức tính toán sức chịu tải của cọc theo vật liệu: 

Pvl = µ.(Rb .Ab+RscAst)

Trong đó:

  • Ab: Diện tích bê tông cấu thành cột.
  • Ast: Khả năng chịu lực của toàn bộ diện tích cốt thép.
  • Rb: Mức độ chịu nén của bê tông.
  • Rsc: Mức độ tính toán của cốt thép.
  • µ (Được tính theo TCVN 5574:2012): Hệ số giảm mức độ chịu lực tác động do ảnh hưởng của uốn dọc. 

2. Tính toán theo đất nền

Tính chất của từng loại đất nền thi công (2 loại chính là đất nền cứng và yếu) sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng chịu tải của cọc. Chính vì thế, kỹ sư cần tính toán thật kỹ dựa trên theo công thức sau:

Qa = (γo /γn).(Rc,u/γk ) – Wc

Trong đó:

  • γo: Hệ số điều kiện làm việc – bao gồm tất yếu tố góp phần gia tăng độ đồng nhất của đất nền sau khi sử dụng cọc.
  • γk (xác định theo TCVN 5574:2012): Hệ số độ tin cậy theo của đất nền. 
  • γn: Hệ số tin cậy của toàn bộ công trình xây dựng => bằng 1,2;1,5. 
  • Wc: Trọng lượng của cọc (bao gồm hệ số đáng tin cậy) => bằng 1,1.
  • Rc,u: Khả năng chịu tải cực hạn của cọc nén.

Lời kết

Tin chắc rằng đến đây bạn đã biết cách tính toán sức chịu tải của cọc theo đất nền chuẩn xác cho mọi công trình xây dựng. Nếu quý khách đang tìm kiếm một đơn vị thi công – xây dựng uy tín tại TPHCM, hãy liên hệ ngay cho TDC1 để được tư vấn chi tiết về các dịch vụ thi công ép cọc bê tông / cọc ly tâm và báo giá cụ thể nhé!

CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG LY TÂM THỦ ĐỨC 1 (VPĐD)

Địa chỉ: 159 Điện Biên Phủ, Phường 15, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3514 1129